extra_toc

Từ đầu năm 2020, dịch bệnh covid – 19 manh nha và bùng nổ. Ròng rã mấy tháng trời, chủ đề tâm điểm của mọi lo lắng và mọi cuộc bàn luận chính là cơn khủng hoảng dịch bệnh corona. Bắt nguồn từ Vũ Hán, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng virus Covid – 19 đã lây lan ra nhiều quốc gia khác.

Với khả năng lây nhiễm và độ nguy hiểm được đáng giá vượt xa SARS và MERS, sự xuất hiện lần này của Covid – 19 đã gây tác động đến toàn bộ lĩnh vực như kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục,…thậm chí một số nước hầu như bị tê liệt luôn cả hệ thống vận hành xã hội. Nền kinh tế  toàn cầu được dự báo là sẽ có ảnh hưởng lâu dài, khó hồi phục sau dịch Corona.

Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.

Tác động tiêu cực toàn diện nền kinh tế Việt Nam.

Với tốc độ lây lan chóng mặt và khó kiểm soát của Covid – 19 hầu như mọi hoạt động giao thương, xuất nhập cảnh đã bị đình trệ, mạng lưới xuất – nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng.

khung hoang kinh te sau dich corona

Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, chính phủ Việt Nam và các nước đối tác lấy sức khỏe cộng đồng đặt lên hàng đầu, hạn chế xuất nhập khẩu để kiểm soát dịch bệnh. Chính sách này mặc dù góp phần đẩy lùi sự lây lan nhưng một mặt khác thì ngành nông – công – thương nghiệp cũng ảnh hưởng đáng kể.

Hàng hóa xuất khẩu bị ứ đọng, các nhà sản xuất, nuôi trồng trong nước phải kêu gọi cộng đồng giải cứu sản phẩm. Nguyên vật liệu nhập khẩu để phục vụ cho việc sản xuất cũng không thể lưu thông vào trong nước. Điều này dẫn đến hệ quả thị trường không thể cân bằng một số mặt hàng ứ đọng, tồn dư, một số mặt hàng thiếu hụt.

Dịch vụ, du lịch thời điểm này cũng bị cắt giảm đáng kể do hạn chế xuất nhập cảnh và cũng như tâm lý lo sợ du lịch mùa dịch dẫn đến việc doanh thu các ngành này cũng giảm đi đáng kể.

Hoạt động giao thương trong nước cũng diễn ra đìu hiu do việc đề cao cảnh giác, tránh nơi đông người để không bị lây bệnh. Các ngành nghề bị tạm hoãn, đình trệ, dự báo khó phục hồi sao đợt khủng hoảng kinh tế do virus corona mang lại: du lịch, dịch vụ ăn chơi, nhà đất – bất động sản, may mặc, công – thương – ngư nghiệp,…

Theo số liệu thống kê của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân thì 1.200 doanh nghiệp bị chịu thiệt hại nặng nề do Covid – 19. Trong trường hợp dịch kéo dài hơn 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể  bị phá sản. ( Do không thể chi trả cho các khoản như lương nhân viên, lãi ngân hàng, tiền thuê mặt bằng,…Đến 30% doanh nghiệp mất 20 – 50% doanh thu và 60% doanh nghiệp thiệt hại hơn 1 nửa doanh thu so với mọi năm.

Chiến lược trước mắt của các doanh nghiệp nhằm duy trì hoạt động kinh doanh là cắt giảm chi tiêu, nhân sự. Theo đó, dự báo đây sẽ là một đợt sàng lọc nhân sự lớn, để vượt qua thời điểm này bạn cần khẳng định bản thân với nhà tuyển dụng.

Với những dự báo suy thoái về kinh tế sau mùa dịch Corona và sự sàng lọc về bộ máy nhân sự trên quy mô lớn thì hơn bao giờ hết ngay lúc này chính là lúc bạn phải hành động để trụ vững qua đợt khủng hoảng này.

Để vượt qua được, bạn cần rèn luyện 5 kỹ năng dưới đây:

Kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế:

Kiến thức nền tảng và kỹ năng làm việc thực tế luôn là hai thứ song hành giúp bạn hoàn thành tốt công việc. Nếu như lý thuyết nền tảng là nguyên lý giúp bạn giải quyết vấn đề trong công việc thì kỹ năng thực hành là công cụ để bạn hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm làm việc thực tiễn:

Trước đến nay, mọi nhà tuyển dụng luôn ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm thì kể từ bây giờ hầu như tiêu chí đó được siết chặt hơn. Trong thời điểm kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp có mong muốn hồi phục lại kinh tế, tránh bị đổ nợ, phá sản thế nên việc săn lao động có kinh nghiệm, kỹ năng để giải quyết vấn đề trong thời điểm này là điều tất yếu.

Xem thêm: Sinh viên kiến trúc ra trường thiếu những kỹ năng gì?

Kỹ năng thích ứng linh hoạt:


Kỹ năng thích ứng công việc, thích ứng với môi trường và cả sự biến đổi kinh tế chính là kỹ năng quan trọng trong thời điểm này. Nếu như bạn có được 2 điều đã nói trên thì khả năng thích ứng của bạn sẽ không quá khó khăn, chắc chắn bạn sẽ vượt qua được trong tình hình kinh tế khủng hoảng của toàn cầu sau dịch Covid – 19.

Kỹ năng làm việc nhóm.

Làm việc nhóm tạo nên một sức mạnh và sự sáng tạo của tập thể, điều đó luôn tạo nên tính hiệu quả hơn là làm việc cá nhân. Để có một kỹ năng làm việc nhóm tốt bạn cần rèn luyện tư duy sáng tạo, tư duy đàm phán, tư duy phản biện và biết lắng nghe những ý kiến từ nhiều phía.

Kỹ năng thuyết phục:

Khi bạn có ý tưởng mà bạn cho là tốt thì bạn phải trình bày với sếp, thuyết phục sếp đồng ý với những đóng góp của bạn. Nếu bạn không có kỹ năng thuyết phục, sẽ ít ai hiểu được ý tưởng của bạn có thật sự hiệu quả hay không và sẽ có những hoài nghi, giải thiết xoay quay tính ứng dụng của ý tưởng. Để có khả năng thuyết phục bạn nhất định phải có tư duy đa chiều, lường trước những cơ hội và rủi ro trong những ý tưởng bạn nghĩ ra.

Kỹ năng giao tiếp:

Kỹ năng giao tiếp luôn là điều quan trọng, nếu bạn tự tin vào bản thân mình, sếp và đồng nghiệp của bạn cũng sẽ tin tưởng bạn. Trong mọi việc chưa bàn về năng lực thì nếu một người giao tiếp tốt, cơ hội sẽ đến nhiều hơn so với những người e dè, rụt rè.

 

Thông tin về khóa học:
Đào tạo kỹ năng thực hành cho sinh viên.
Khóa học Revit.
Khóa học 3D Max.
Khóa học Sketchup.
Khóa học Autocad.

 

Bài viết khác