extra_toc

Nghề thiết kế đồ họa cần học những gì và có khó không là một câu hỏi IDC thường gặp ở một số bạn trẻ khi đến đăng kí khóa học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp ở trung tâm. Điều này cũng không hề lạ vì ngay cả những người đã đi làm cũng không thể định nghĩa chính xác. Chúng ta thường nghe những câu trả lời quen thuộc khi hỏi về câu hỏi này đó là: học vẽ, học màu sắc, học bố cục, học phần mềm,…liệu rằng tất cả những thứ đó có đủ không? Hãy cùng IDC đi tìm lời giải đáp.

Nghề thiết kế đồ họa là gì?

Hiểu một cách đơn giản, ngành Thiết kế đồ họa là ngành học kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh. Thiết kế đồ họa là một lĩnh vực sâu rộng, có thể ứng dụng được trong nhiều ngành nghề như in ấn, quảng cáo, xuất bản…

Để trở thành một designer giỏi bạn cần có nắm rõ kiến thức chuyên môn, tức là những nguyên lý về lý thuyết trong thiết kế. Bên cạnh đó, để ứng dụng những lý thuyết thành một sản phẩm hữu hình bạn cần thêm kiến thức về phần mềm, sự tư duy sáng tạo và cả kỹ năng mềm.

Có thể bạn quan tâm:
6 quy tắc vàng trong Thiết kế Đồ họa.
Tự học Thiết kế Đồ họa tại nhà liệu có đơn giản.

thiet ke do hoa can hoc gi

Thiết kế đồ họa cần học gì là câu hỏi của rất nhiều bạn muốn tham gia lĩnh vực thiết kế đồ họa

Học gì để làm được nghề thiết kế đồ họa?

Kiến thức cứng

Kiến thức cứng trong thiết kế đồ họa hay còn gọi là kiến thức về nghề, chúng ta có thể gọi là kiến thức chuyên môn. Ví dụ, nếu như bạn học một khóa học thiết kế đồ họa xong bạn có thể tạo ra sản phẩm thiết kế thì gọi đó là kiến thức cứng.
Để nắm rõ kiến thức chuyên môn trong nghề bạn cần học:

  • Kiến thức nền tảng về thiết kế: Là những kiến thức lý thuyết về mỹ thuật bao gồm bố cục, màu sắc, chất liệu, nguyên lý thị giác, nguyên tắc thiết kế, ý tưởng thiết kế,…đây là những phần kiến thức giúp cho bạn có một cái nhìn thẩm mỹ hơn trong thiết kế, nếu bạn muốn tồn tại lâu dài trong nghề, bạn không thể hổng phần lý thuyết này. Một sản phẩm đẹp là sản phẩm kết hợp tất cả những yếu tố thẩm mỹ trong phần kiến thức nền tảng.
  • Kiến thức về công cụ hỗ trợ: Đây là phần kiến thức rất quan trọng được nhiều bạn đang và sẽ theo đuổi ngành thiết kế quan tâm. Phần kiến thức công cụ hay còn gọi kiến thức về phần mềm thiết kế có rất nhiều loại, bao gồm các phần mềm như: Photoshop, Indesign, Illustratot, After Effect, Premiere, Lightroom,…và rất nhiều công cụ nữa. Tuy nhiên các bạn không cần biết hết tất cả những phần mềm này đâu, vì nó vô cùng bao la. Quan trọng là bạn phải xác định được mục tiêu của mình học là để làm cái gì? Làm ở đâu và mong muốn mình trở thành người như thế nào. Ví dụ nếu như bạn muốn trở thành một nhà thiết kế đồ họa 2D, chỉnh ảnh chuyên nghiệp, thiết kế nhận diện thương hiệu hay đi theo lĩnh vực thiết kế dành cho in ấn thì IDC khuyên bạn nên chọn khóa học có đào tạo các phần mềm Photoshop, Illustrator, Indesign, Corel.

Cái này tùy thuộc ở niềm đam mê và sở thích của các bạn mà chỉ nên tập trung vào một số phần mềm chuyên dụng cho lĩnh vực đó, đừng nên học quá dàn trải, mỗi thứ biết một ít thì cơ hội làm việc của bạn sẽ không cao vì bây giờ nhà tuyển dụng đánh giá chuyên môn rất cao.

thiet ke do hoa can hoc gi 1

Muốn học thiết kế đồ họa bạn cần có kiến thức cứng và kiến thức mềm.

Kiến thức mềm:

Kiến thức mềm hay còn gọi là kỹ năng mềm. Cái này rất quen với các bạn đúng không? Phải rồi, vì thật ra không chỉ có lĩnh vực thiết kế đồ họa mới cần kỹ năng mềm mà bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần để thuận lợi trong việc thăng tiến. Tuy nhiên, khoan hãy lướt qua phần này vì kỹ năng mềm của thiết kế đồ họa có những điểm khác so với các ngành khác.

  • Biết lắng nghe: Thứ nhất, nếu muốn trở thành một designer giỏi bạn cần phải biết lắng nghe người khác nói. Lắng nghe giúp bạn thu thập thông tin từ cấp trên, từ khách hàng mà nhờ đó bạn có thể nghiên cứu, phát triển ý tưởng. Lắng nghe giúp chúng ta hiểu rõ và có cái nhìn đa chiều hơn, giúp thiết kế trở nên hoàn hảo hơn và bên cạnh đó cũng bổ sung được những kiến thức mà chúng ta còn thiếu sót.
  • Phân tích và phác thảo: Phân tích và phác thảo là bước quan trọng trong thiết kế, giúp bạn hình dung được những gì bạn sẽ làm. Trong nghề thiết kế đồ họa, trước khi bắt tay vào làm việc bạn phải có những phân tích rõ ràng, mổ xẻ những vấn đề của khách hàng hoặc cấp trên, bạn phải thực sự biết họ cần gì mới có thể triển khai ý tưởng. Sau khi phân tích xong, bạn phải có một bản phác thảo sơ bộ về ý tưởng để biết rằng trong sản phẩm sẽ có những gì, trình bày như thế nào là hợp lý. Bạn có thể vẽ những phác thảo nghệch ngoạc cũng được, không cần quá cầu kỳ, chỉ cần bạn hiểu và hình dung được hình ảnh cuối cùng của sản phẩm.
  • Kỹ năng làm việc nhóm:

Kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết với những ai theo đuổi ngành thiết kế đồ họa, vì trong quá trình làm việc không chỉ một mình bạn tạo ra sản phẩm mà một sản phẩm có thể là của một tập thể, do đó nếu không hiểu nhau thì sản phẩm cuối cùng sẽ không được như ý muốn.

Bên cạnh đó, thông thường một nhóm designer có thể làm việc chung 1 file thiết kế nên kỹ năng làm việc nhóm, vạch lộ trình làm việc là điều hết sức cần thiết.

học thiết kế đồ họa cần học những gì có khó không hình 3

Thiết kế đồ họa luôn tạo ra cái tôi và sự khác biệt.

Để bổ sung những kỹ năng cần thiết cho lộ trình trở thành một designer chuyên nghiệp, bạn cũng có thể tham khảo khóa học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp tại IDC. Với 28 năm kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực thiết kế và kiến trúc, IDC đã cho ra đời nhiều thế hệ học viên đủ chất lượng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Xem thêm khóa học phù hợp với mục tiêu của bạn:
Khóa Thiết kế cho Marketer
Khóa Thiết kế Đồ họa Chuyên nghiệp
Khóa Thiết kế Chuyên nghiệp với Photoshop.
Kỹ thuật Thiết kế Đồ họa 2D.
Ngoài ra bạn còn có thể cập nhật toàn bộ khóa học trong khung chương trình Thiết kế đồ họa.

Cập nhật thêm thông tin:
Đồ án.
Lịch khai giảng.

Thông tin liên hệ:

  • Trung tâm Thời Đại Mới IDC: 27F Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • ĐT: (028) 3910 3812 – (028) 3500 4500
  • Website: www.idc.edu.vn
  • Hotline tư vấn: 028 3910 3812 - 090 1221 486 (Zalo)

 

 

 

Bài viết khác